Đánh Giá

.Bị bầm tím là một triệu chứng chị em thường gặp phải sau khi sử dụng phương pháp tiêm chất làm đầy filler. Tại bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của việc tiêm filler bị bầm tím và các cách khắc phục hiệu quả nhé!

 

1. Tiêm filler là gì? Có ảnh hưởng gì không?

1.1. Tiêm filler là gì?

Tiêm filler hay còn gọi là tiêm chất làm đầy filler, được xem là phương pháp dẫn đầu ngành làm đẹp hiện nay. Được cấu tạo dưới dạng các hạt ngâm nước với thành phần chính là Axit Hyaluronic ( HA ) – một chất có sẵn trong cơ thể, filler được đánh giá là chất làm đẹp an toàn, phù hợp với hầu hết chị em. Tiêm chất làm đầy filler không chỉ là phương pháp hiệu quả khắc phục các khuyết điểm trên khuôn mặt mà còn giúp chị em sở hữu một vẻ đẹp tự nhiên, thẩm mỹ theo mong muốn của mình.

Xem thêm : Chất làm đầy filler là gì? Những lưu ý quan trọng trước khi tiêm filler?

Nguyên nhân tiêm filler bị bầm tím và cách khách phục.

1.2. Tiêm filler có ảnh hưởng gì không?

Do được cấu tạo từ thành phần chính là Axit Hyaluronic – một chất có sẵn và tồn tại tự nhiên trong cơ thể, nên filler được đánh giá là một chất làm đẹp an toàn và ít khi gây nguy hiểm đến cơ thể. Sau khi được tiêm vào cơ thể, filler gần như sẽ ngay lập tức thích ứng được và tạo thành một khối mô dưới da mà không gây sưng, đau hay chảy máu. Không phải ngẫu nhiên tiêm filler trở thành xu hướng làm đẹp phổ biến, mà bởi các ưu điểm vượt trội của nó. Tiêm chất làm đầy filler không chỉ giúp chị em khắc phục các khuyết điểm trên khuôn mặt như mũi thấp, môi mỏng, da bị lão hóa,…mà còn giúp chị em sở hữu một khuôn mặt cân đối với vẻ đẹp tự nhiên nhất mà không cần phẫu thuật hay đụng chạm dao kéo.

2. Nguyên nhân khiến tiêm filler bị bầm tím? Tiêm filler bị bầm tím có nguy hiểm không?

2.1. Nguyên nhân khiến tiêm filler bị bầm tím?

Tiêm filler tuy là phương pháp làm đẹp nhanh chóng, hiệu quả nhưng đôi khi vẫn không tránh khỏi được các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bị bầm tím là một trong số các tác dụng phụ thường gặp sau khi thực hiện tiêm filler. Tình trạng này được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Thẩm mỹ viện hoặc cơ sở làm đẹp không uy tín;
  • Bác sĩ thực hiện không có chuyên môn hoặc trình độ chuyên môn, tay nghề còn kém dẫn đến thực hiện sai kỹ thuật, tiêm sai vị trí;
  • Quy trình thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu theo chuẩn Y khoa;
  • Filler kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ;
  • Các thiết bị tiêm, không gian tiêm chưa đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, môi trường;
  • Cơ địa khách hàng chưa thích nghi kịp với filler;
  • Khách hàng không tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc sau khi tiêm.

Nguyên nhân tiêm filler bị bầm tím và cách khách phục.

2.2. Tiêm filler bị bầm tím có nguy hiểm không?

Bị bầm tím sau khi tiêm filler được các chuyên gia đánh giá là một tác dụng phụ thường gặp và ít gây nguy hiểm đến sức khỏe của khách hàng. Theo các chuyên gia, nếu như khoảng 1 – 2 tiếng sau khi tiêm filler mà xuất hiện tình trạng bầm tím, thì đó là dấu hiệu cho thấy làn da đã bị tổn thương, kích ứng và có thể gây nhiễm trùng do các mạch máu tại vị trí tiêm đã bị vỡ và hình thành nên các cục máu đông.

Thông thường, tình trạng bị bầm tím sau khi tiêm filler sẽ tự biến mất trong vòng từ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, nếu trong vòng 3 – 5 ngày mà tình trạng này vẫn chưa biến mất, chưa có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn trở nên nặng và nghiêm trọng hơn, thì rất có thể vùng da đó đã bị nhiễm khuẩn và dần dần gây nên tình trạng nhiễm trùng. Lúc này, bạn không nên chủ quan mà cần đến ngay đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và kịp thời điều trị để không gây nguy hiểm tới sức khỏe hay để lại các biến chứng về sau.

3. Các cách khắc phục hiệu quả khi tiêm filler bị bầm tím

Tiêm filler bị bầm tím là một trong các tác dụng phụ thường gặp sau khi thực hiện tiêm filler và ít gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng của khách hàng. Thế nhưng, “Làm cách nào để khắc phục hiệu quả khi tiêm filler bị bầm tím?” vẫn là nỗi thắc mắc của chị em. Sau khi tiêm chất làm đầy filler, nếu như xuất hiện tình trạng bầm tím, chị em không nên quá lo lắng mà hãy thử thực hiện các cách sau để có thể khắc phục tình trạng này:

  • Dùng khăn mềm bọc đá lạnh để chườm lên vùng bị bầm;
  • Không tác động mạnh vào vùng tiêm bị bầm;
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp từ mặt trời hoặc những nơi có  nhiệt độ quá cao hay quá thấp;
  • Sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ ( nếu có ).

Nguyên nhân tiêm filler bị bầm tím và cách khách phục.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *